BÍ MẬT CHẤN ĐỘNG CÁCH BỘ NÃO HỌC NGOẠI NGỮ

Bài viết dưới đây dựa trên bài diễn thuyết của giáo sư Stephen Krashen (Tên tuổi lẫy lừng trong giới ngôn ngữ) đã chỉ ra bản chất thực sự của quá trình bộ não chúng ta học Ngoại Ngữ như nào. Nếu áp dụng đúng các nguyên tắc này(cho cả Trẻ em & Người lớn học Ngoại ngữ! ) thì chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức học ngoại ngữ, thay vì đi lòng vòng lãng phí.

Vậy giáo sư Stephen Krashen đã đưa ra những nguyên tắc gì, hãy cùng AKID tìm hiểu nhé.

 1.  NGUYÊN TẮC THỤ ĐẮC TRỰC TIẾP – GIÁN TIẾP   

hoc tieng anh hieu qua

Có 2 loại hoạt động ngôn ngữ: Thụ đắc trực tiếp và gián tiếp 

Thụ đắc trực tiếp: Đây là hoạt động diễn ra khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ nhằm mục đích giao tiếp, tương tự như quá trình trẻ em học tiếng mẹ đẻ. Trong quá trình này, thông qua sự giao tiếp bằng ngôn ngữ chúng ta muốn học (như xem phim, đọc sách, nghe người bản xứ nói), chúng ta lưu dữ liệu ngôn ngữ vào não bộ một cách tiềm thức do đó thụ đắc trực tiếp tạo nên sự lưu loát, trôi chảy. 

Thụ đắc gián tiếp: Đây là hoạt động diễn ra khi ta học các kiến thức về một ngôn ngữ, ví dụ như khi ta học thuộc danh sách từ vựng, cách chia động từ, công thức của các thì, cấu trúc ngữ pháp, chú ý khi sử dụng, ……Chúng ta lưu dữ liệu vào não bộ một cách ý thức, do đó thụ đắc gián tiếp tạo nên sự chính xác, có vai trò kiểm soát và chữa lỗi. Thụ đắc gián tiếp là đa phần những gì diễn ra trong trường lớp truyền thống. 

Áp dụng:

Hấp thụ trực tiếp là cách duy nhất giúp ta nói một ngôn ngữ được lưu loát. Ví dụ như việc lái xe ô tô, để lái xe giỏi, bạn phải thực hành trên xe ô tô; chỉ học cách lái và quy tắc giao thông mà không lái trực tiếp, bạn sẽ không bao giờ lái tốt được. Tương tự như vậy, chúng ta phát triển năng lực ngoại ngữ bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ chứ không chỉ bằng cách học kiến thức về ngoại ngữ đó. Tuy nhiên, cả sự lưu loát và tính chính xác đều quan trọng nên chúng ta cũng cần cân bằng, không quá cực đoan. Vẫn nên dạy một số kiến thức căn bản về văn phạm. Nhưng chúng ta chỉ làm điều đó ở một mức độ vừa phải. Lý tưởng, thời lượng tiếp xúc trực tiếp với ngôn ngữ nên chiếm trên 80% thời gian học.

2. NGUYÊN TẮC ĐẦU VÀO VỪA SỨC

Đầu vào của việc thụ đắc ngôn ngữ là nghe và đọc, đầu ra là nói và viết. Vậy để nói và viết (đầu ra) chuẩn, mượt mà thì chúng ta phải nghe và đọc nhiều tài liệu của người bản ngữ. 

Còn về đặc điểm của input, theo Stephen Krashen, hấp thụ ngôn ngữ chỉ xảy ra khi người học tiếp xúc với những thông điệp mà họ hiểu được (comprehensible input). Gọi khả năng hiện tại của người học là i, input mà người đó nên tiếp xúc là i + 1 (chỉ cao hơn một chút). Thông qua quá trình tiếp xúc với i + 1, người này sẽ dần dần lĩnh hội các thông tin mới trong sự liên quan mạch lạc với những gì họ đã hiểu. Điều này giúp cho người học phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, liên tục.

Áp dụng: 

Bởi vì tốc độ phát triển ngôn ngữ của một người phụ thuộc vào lượng input mà họ nạp vào não, môi trường học tập lý tưởng là môi trường tạo cho họ nhiều thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ nhất có thể. Và tài liệu học cần phù hợp với cấp độ của họ, sao cho họ hiểu được gần hết (ít nhất trên 80%) thì quá trình input mới diễn ra hiệu quả.

3. NGUYÊN TẮC BỘ LỌC CẢM XÚC

Nguyên tắc bộ lọc cảm xúc của giáo sư Stephen Krashen nói rằng, trước khi những input âm thanh và hình ảnh đi đến trung tâm xử lý ngôn ngữ của não, nó sẽ đi qua một bộ lọc cảm xúc. Bộ lọc này sẽ dày lên bởi những cảm xúc tiêu cực. Người học càng lo lắng, căng thẳng, nó sẽ càng chặn input và làm chậm quá trình học của họ. Ngược lại, nếu họ thoải mái, vui, vẻ, tự tin, có động lực mạnh mẽ, bộ lọc cảm xúc sẽ thu hẹp và để cho input đi vào thật nhiều. Khi đó, người học sẽ học rất hiệu quả.

Áp dụng

Trong bất cứ khía cạnh nào của giáo dục, việc tạo ra một môi trường an toàn cho học viên là rất quan trọng. Học viên cần cảm thấy thoải mái khi phạm lỗi để có thể tự tin thể hiện bản thân, từ đó dễ dàng cải thiện mình hơn. Trong việc học ngoại ngữ, cảm xúc đóng một vai trò rất quan trọng. Một giáo viên giỏi là một người vừa có kỹ năng chuyên môn, vừa có khả năng truyền cảm hứng, biết cách quan tâm học viên của mình đúng lúc.

 

2 thoughts on “BÍ MẬT CHẤN ĐỘNG CÁCH BỘ NÃO HỌC NGOẠI NGỮ

  1. User Avatar
    Mr Right Way says:

    Bài chia sẻ hữu ích. Mình sẽ áp dụng cho cả mình và các con của mình

Comments are closed.

Contact Me on Zalo